Skip links

Các cột mốc phát triển của trẻ em từ 0-6 tháng tuổi

Ba mẹ vui mừng dõi theo từng thay đổi nhỏ khi trẻ nằm sấp, sau đó là lật, trườn, bò và chập chững bước đi,…Mỗi tháng tuổi trẻ sẽ có các cột mốc phát triển khác nhau, đây chính là kim chỉ nam giúp ba mẹ chăm sóc bé và phát huy tốt vai trò của mình hơn.

1.Sự phát triển trong 01 tháng đầu trẻ chào đời

– Giai đoạn này trẻ chủ yếu là bú sữa và ngủ

– Nhìn ở khoảng cách gần 20cm – 30cm ba mẹ hãy tạo khoảng cách thích hợp để bé tập trung chú ý nhiều hơn

– Trẻ đã nghe và nhận biết được giọng nói, nhưng dễ giật mình khi có tiếng động lạ, lớn và đột ngột.

– Trẻ còn quá nhỏ, chỉ có thể giao tiếp với ba mẹ bằng cách khóc

– Cơ thể của trẻ còn quá non nớt, ba mẹ nên chú ý tư thế bế trẻ và khi trẻ nằm, nên giữ cổ khi nằm hoặc quay ngang.

– Tay trẻ thường nắm lại và ít khi mở ra như một thói quen từ trong bụng mẹ, chân thường tạo động tác đá khi nằm.

– Trẻ từ lúc sinh đã biết bú nhịp nhàng từ vú mẹ hoặc bình sữa như một bản năng vốn có của con.

Nutrish Vietnam
Các tư thế bế trẻ 1 – 2 tháng tuổi

 

2.Tháng thứ 2 con đến với thế gian này 

– Con cứng cáp và lanh lợi hơn so với tháng đầu tiên, tuy sự khác biệt không lớn.

– Mắt trẻ “tinh” hơn, bắt đầu theo dõi từng chuyển động của ba mẹ hoặc đồ vật từ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại.

– Trẻ nhận biết âm thanh và tương tác tốt với ba mẹ hay những người xung quanh bằng đôi mắt nhỏ xinh của con hoặc tạo ra những âm thanh như: a, o, ơ… và cười để phản hồi lại người đối diện.

– Trẻ tự động mở miệng ra bú mẹ hoặc bú bình khi nhìn thấy mà không cần sự kích thích

– Cơ thể trẻ bắt đầu có lực hơn, ba mẹ có thể giữ cổ khi bồng đứng hoặc nằm sấp thời gian vài phút

– Tay trẻ bắt đầu thả lỏng ra, không còn nắm chặt thường xuyên, khi đưa vật lạ vào tay, trẻ có thể nắm giữ lại như một phản xạ.

3.Tháng thứ 3 con gắn bó bên ba mẹ từ khi chào đời

– Trẻ nhìn tốt, có thể dõi theo vật xoay vòng và bắt đầu nhìn kỹ các vật.

– Con bắt đầu nhận biết được khuôn mặt và giọng nói, tỏ rõ sự hứng thú khi tương tác với ba mẹ bằng nụ cười và giọng nói ê a.

– Trẻ khó ở và dễ quấy khóc hơn những tháng đầu (còn gọi là Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi), ba mẹ đừng lo vì đây là một phần phát triển sinh lý bình thường của trẻ và sẽ dần hết khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi.

– Trong tháng thứ 3, trẻ đã biết cách biểu lộ sự thích thú khi thấy bầu vú mẹ hoặc bình sữa.

– Khi nằm sấp, trẻ có thể rướn cổ lên 5cm – 7cm lên khỏi mặt đất và biết chống thân người lên bằng cẳng tay.

– Tay trẻ bắt đầu linh động và tự vươn về phía những vật đung đưa hoặc vươn về phía mặt của một người.

– Bắt đầu nhận thức được và thích thú với bàn tay, trẻ có thể đưa hai tay chắp lại hoặc nhìn, liếm, nút tay.

Nutrish Vietnam baby todler reaching
Trẻ nằm sấp và rướn cổ lên khá cao trong tháng thứ 3

Vai trò của ba mẹ:

  • Cho trẻ có nhiều thời gian nằm sấp ngay từ đầu khi trẻ thức để con có thể tăng cường cơ bắp của mình. Khuyến khích con nhìn xa và tự lấy đồ chơi.
  • Ba mẹ nên dành nhiều thời gian đi dạo với con và đưa em bé của ba mẹ đến công viên hoặc sân chơi, giúp trẻ tận hưởng không gian ngoài trời, thư giãn với bạn và ở bên những đứa trẻ khác.
  • Dành cho con nhiều sự quan tâm yêu thương, ba mẹ nói chuyện với con suốt cả ngày, mô tả những gì đang làm và gọi tên những đồ vật quen thuộc.
  • Đọc sách cùng nhau. Chia sẻ những hành động âu yếm, chơi trò chơi và khuyến khích trẻ cố gắng lăn lộn, lấy đồ chơi và “nói chuyện” với ba mẹ.

4.Sự phát triển rõ nét của trẻ trong tháng thứ 4

– Trẻ đã nhận thức rõ về khuôn mặt, giọng nói quen thuộc của người thân.

– Trẻ trở nên mạnh dạn và tự tin hơn, giọng cười của con cũng to hơn, con đã biết thể hiện cảm xúc một cách rõ hơn và thường trẻ có thể tự nói chuyện ê a một mình.

– Khi nhìn thấy đồ vật trước mặt, nhất là khi đồ vật chuyển động gây sự chú ý, trẻ sẽ cố gắng cầm nắm và lắc lư đồ vật hoặc đưa vào miệng.

– Cổ trẻ vững vàng hơn, khi được bế đứng, trẻ đã có thể tự giữ cổ và ít cần sự hỗ trợ từ người thân.

– Trẻ bắt đầu những bước di chuyển đầu đời bằng cách lật (lẫy) hay ngồi có sự hỗ trợ lưng. Ba mẹ nên chú ý theo dõi trẻ trong giai đoạn này, nhằm tránh tai nạn xảy ra vì có thể trẻ lật xa và rất nhanh.

5.Tháng thứ 5 trẻ phát triển ra sao?

– Trẻ bắt đầu có thể nhận biết người lạ, nên bám chặt ba mẹ hơn vì có thể nhận ra giọng nói, khuôn mặt của ba mẹ và vai trò của người thân trong gia đình.

– Ngoại trừ khóc và cười đùa, trẻ bắt đầu biểu hiện được tình cảm như bực tức, giận dỗi,… để có thể tạo ra âm thanh tạo sự chú ý và quan tâm.

– Trẻ có thể lật ngược lại từ tư thế nằm sấp và di chuyển lăn vòng khá nhanh, giai đoạn này khiến nhiều ba mẹ thích thú và hạnh phúc khi đồng hành cùng từng chuyển động của con.

– Khi được cho bú, trẻ có thể lấy hai tay vịn vào bầu vú mẹ hoặc bình sữa, tốc độ bú của trẻ cũng nhanh hơn đáng kể.

Baby_todler_Bottle_Milk_Nutrish_Vietnam_Canada

Trẻ có thể tự tay cầm bình sữa bú mà không cần sự hỗ trợ

6.Tháng thứ 6, con đã tròn nửa tuổi

– Giai đoạn này gần như là giai đoạn chuyển giao của trẻ, trẻ lớn hơn trông thấy, có thể tự chủ hơn trong nhận thức hành vi và ngôn ngữ

– Trẻ nhận biết được người lạ, lo sợ khi người lạ bế, có thể phản kháng bằng cách khóc to và vùng vẫy.

– Con thể hiện mong muốn bằng hành động rõ ràng và đa dạng hơn như: giơ tay đòi ba mẹ bế, giơ tay và rướn người khi muốn lấy đồ vật bên cạnh,…

– Một số trẻ đã có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ trong một khoảng thời gian ngắn, tự cầm bình sữa để bú mà không cần sự giúp đỡ.

– Thời điểm này trẻ đã bắt đầu tò mò và thèm thức ăn khác sữa, đây cũng là giai đoạn ba mẹ nên chuẩn bị tập cho trẻ ăn dặm.

Vai trò ba mẹ:

  • Trẻ phát triển mạnh nhờ những tương tác với gia đình, nhất là với bạn bè, vì vậy, ba mẹ hãy hòa nhập trò chơi vào mọi thứ với con và cho con tiếp xúc nhiều hơn với các bạn.
  • Ba mẹ hãy trao cho con những nụ cười và âu yếm, đáp lại khi con nói bập bẹ để khuyến khích kỹ năng giao tiếp của trẻ.
  • Ba mẹ đọc sách cho con nghe mỗi ngày, kể tên những đồ vật con nhìn thấy trong sách và xung quanh cuộc sống.
  • Củng cố các kỹ năng thể chất mới cho trẻ bằng cách giúp con ngồi và định vị để con chơi bằng cả bụng và lưng.
  • Ba mẹ trang bị thêm kiến thức ăn dặm cho bé, vì bé có thể sẵn sàng bắt đầu ăn dặm.

Trên đây là một số thông tin về các mốc phát triển trong 06 tháng đầu đời của trẻ, hy vọng sẽ bổ ích cho ba mẹ trên hành trình làm ông bố/ bà mẹ bỉm sữa vô cùng hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan, vất vả.

Bên cạnh đó, 06 tháng đầu của trẻ vô cùng quan trọng sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vì thế, ba mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong giai đoạn này. Sữa Nutrish 1 (dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi) có thể sẽ là lựa chọn phù hợp hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ với công thức IMMUNO GRO cùng hệ dưỡng chất giúp phát triển hệ miễn dịch và thể chất khỏe mạnh cho bé. Trong đó:

  • Prebiotics kép (GOS và FOS) và Axit Amin: giúp phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh;
  • Nucleotides và Canxi: giúp phát triển thể chất;
  • DHA & ARA: giúp phát triển trí não khỏe mạnh và tiếp thu tốt.

Ngoài ra, công thức không chứa dầu cọ, 100% Lactose và tỉ lệ đạm Whey:Casein (62:38) lý tưởng giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa.

 

Nutrish 1

Sữa Nutrish 1 (dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi)

Sữa Nutrish 1 (0 – 6 tháng tuổi) là sản phẩm của tập đoàn CCL Consumer Healthcare Canada có lịch sử xây dựng hơn 50 năm và hoạt động tại hơn 22 quốc gia trên thế giới.

Nutrish 1 được tạo ra từ công thức độc quyền lấy cảm hứng từ tự nhiên, sản xuất tại Hà Lan từ nhà máy AUSNUTRIA – thủ phủ sữa của Thế giới, theo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất của Châu Âu.

 

 

Leave a comment

viVietnamese